Test chất lượng không khí trong nhà

Chúng tôi cung cấp dịch vụ test CLKK tại nhà  và cho bạn biết kết quả nhanh chóng chính xác các yếu tố gây ô nhiễm hàng đầu như sau:

Chỉ số bụi siêu mịn PM2.5

Bạn muốn biết những gì trong không khí của bạn?

PM2.5 là chất gây ô nhiễm phổ biến và nghiêm trọng nhất được tìm thấy trong không khí của Việt nam. Cho dù bạn ở trường học, đại sứ quán, doanh nghiệp hay chỉ quan tâm đến chỉ số PM2.5 trong căn hộ của bạn, chúng tôi đều có thể giúp bạn.

Với thử nghiệm xác định chỉ số PM2.5, bạn có thể:

  • Tìm hiểu về các tiêu chuẩn để so sánh.
  • Đánh giá chất lượng không khí của bạn;
  • Xác định các nguồn ô nhiễm như cửa sổ bị rò rỉ, cửa ra vào.Đánh giá hiệu suất của các hệ thống lọc không khí hiện tại của bạn;
  • Thực hiện những thay đổi cần thiết để cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

Liên hệ với chúng tôi để sắp lịch thực hiện kiểm tra PM2.5 ngày hôm nay.

Kết quả đáng tin cậy: Chúng tôi sử dụng thiết bị đo cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ  các hãng thiết bị  hàng đầu thế giới như Gray Wolf, CEM Instrument, Fluke, TSI

Tiêu chuẩn sức khỏe: Chúng tôi sử dụng các tiêu chuẩn về chất lượng không khí cao nhất để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.

Thực hiện các giải pháp: Sau khi thử nghiệm, chúng tôi sẽ tóm tắt kết quả và sau đó đưa ra giải pháp giúp bạn cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

Giải quyết dứt điểm ô nhiễm: Thật khó để tìm những đơn vị có kinh nghiệm giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm không khí. Hãy chia sẻ với chúng tôi, chúng tôi sẽ lên lịch đo và kiểm tra chất lượng không khí cho bạn giúp bạn giải quyết vấn đề trên.

Chỉ số CO2

CO2 trong phòng ngủ và văn phòng có thể ảnh hưởng đến nhận thức và gây ra các vấn đề về thận và xương.

Ô nhiễm không khí tại Hanoi. Nồng độ ô nhiễm ngoài trời tăng đồng nghĩa nồng độ này cũng tăng trong nhà.

Các nhà nghiên cứu cho biết nồng độ CO2 trong nhà có thể cản trở suy nghĩ của chúng ta và thậm chí có thể gây nguy hiểm lớn hơn cho sức khỏe con người.

Mặc dù các chất gây ô nhiễm không khí như các hạt nhỏ và oxit nitơ là chủ đề của nhiều nghiên cứu nhưng có rất ít nghiên cứu về tác động của CO2 đến sức khỏe con người.

Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu mới nhất cho biết ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ CO2 có thể tìm thấy trong phòng ngủ, lớp học và văn phòng có thể gây hại đến cơ thể, trong đó ảnh hưởng đến xử lý nhận thức.

“Có đủ bằng chứng để quan ngại nhưng không đủ để báo động. Tuy vậy, không còn nhiều thời gian”, Giáo sư Michael Hernke, đồng tác giả của nghiên cứu thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) nhấn mạnh cần phải nghiên cứu thêm.

Viết trên tạp chí Nature Sustainability, Hernke và các đồng nghiệp cho biết họ đã xem xét 18 nghiên cứu về nồng độ CO2 mà con người tiếp xúc, cũng như tác động của nó đối với sức khỏe con người và động vật.

Theo truyền thống, nhóm nghiên cứu cho biết CO2 sẽ cần phải đạt đến nồng độ rất cao ít nhất 5.000 phần triệu (ppm) trước khi chúng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhưng một cơ quan nghiên cứu cho biết nồng độ CO2 thấp 1.000 ppm có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, ngay cả khi việc tiếp xúc chỉ kéo dài trong vài giờ.

Nhiều nghiên cứu cũng cho biết môi trường của các lớp học, văn phòng và phòng ngủ đông đúc hoặc thông gió kém đều có nồng độ CO2 vượt quá 1.000ppm và là không gian mà mọi người thường ở trong nhiều giờ. Cũng có phát hiện về nồng độ CO2 trong các đoàn tàu và máy bay có điều hòa vượt quá 1.000ppm.

“Hiện tại, môi trường trong nhà rất được quan tâm và đối với nhiều người, đó là nơi họ dành 60-80% thời gian của họ. Theo dự báo, 2.100 thành phố lớn có thể đạt tới nồng độ CO2 ngoài trời 1.000ppm trong năm” – Hernke nhấn mạnh.

Một số nghiên cứu đã xem xét tác động của nồng độ CO2 đến khả năng nhận thức của con người. Theo một nghiên cứu về 24 nhân viên, mức độ nhận thức thấp hơn 50% khi những người tham gia tiếp xúc với 1.400ppm CO2 so với 550ppm trong một ngày làm việc.

Nhóm nghiên cứu cũng đã xem xét tác động của nồng độ CO2 đối với động vật, và nhận thấy rằng một vài giờ tiếp xúc với 2.000 ppm có liên quan đến các phản ứng viêm có thể dẫn đến tổn thương mạch máu. Ngoài ra còn có bằng chứng thấy việc tiếp xúc kéo dài với nồng độ từ 2.000 đến 3.000ppm có liên quan đến các tác động bao gồm căng thẳng, vôi hóa thận và khử khoáng xương.

Theo nhóm nghiên cứu, nồng độ CO2 ngoài trời tăng đồng nghĩa với việc tăng nồng độ này trong nhà. Điều này có thể trầm trọng hơn khi sử dụng nhiều thiết bị điều hòa nhất định, mọi người dành nhiều thời gian hơn bên trong, kỹ thuật xây dựng tiết kiệm năng lượng và đô thị hóa gia tăng.

“Bất kỳ tác động sức khỏe nào có thể gây khó khăn cho trẻ em hoặc những người có vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Và ngay cả khi các tác động có thể đảo ngược, nó sẽ phụ thuộc vào việc mọi người có thể tiếp cận không khí với nồng độ CO2 thấp. Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra trong thời gian rất dài khi bạn không thể ra ngoài và liệu carbon có thể thoát ra khỏi bạn không?”

Chỉ số Formaldehyde

Formaldehyde là hợp chất hữu cơ có rất nhiều tên gọi khác nhau như formol, methyl aldehyde, methylene oxide, metanal, là andehyde đơn giản nhất… Công thức hóa học là HCHO, là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước (nếu dung dịch này có khoảng 40% theo thể tích hoặc 37% theo khối lượng gọi là formon hay formalin). Fomandehyde lần đầu tiên được nhà hóa học người Nga Aleksandr Butlerov tổng hợp năm 1859 nhưng chỉ được Hoffman xác định chắc chắn vào năm 1867.

Trong tự nhiên, formaldehyde có sẵn trong gỗ, táo, cà chua, khói động cơ, khói thuốc lá, khói đốt gỗ, dầu và khí hóa lỏng (gaz)… Ngoài ra, formaldehyde còn hiện diện trong các sản phẩm đã qua chế biến như sơn và dầu bóng, gỗ ép, keo, vải, chất chống cháy, các chất bảo quản và chất cách ly…

Các hiệu ứng sức khỏe

Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài thì dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch  cầu, gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi,…Formaldehyde là tác nhân gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai bị nhiễm có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Formaldehyde là một chất có tiềm năng gây ung thư đã được tranh luận từ những năm 1980. Từ tháng 4 năm 2004, formaldehyde đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại thuộc nhóm 3 (chất có khả năng gây ung thư) sang nhóm 1 (chất gây ung thư). Tuy nhiên, hiện giờ phân loại formaldehyde là chất có khả năng gây ung thư vẫn duy trì trên toàn EU.

Formaldehyde không tồn tại độc lập mà tồn tại ở dạng dung dịch hay các hợp chất khác và chỉ hóa hơi khi có điều kiện thích hợp (khi độ ẩm và nhiệt độ tăng), do đó sự tồn tại của formaldehyde ở môi trường trong nhà (do gỗ, rèm cửa, chăn gối, drap trải giường, bọc đệm ghế, thảm và các sản phẩm nhựa dùng trong nhà…) luôn cao hơn môi trường ngoài trời. Vì vậy sự nhiễm formaldehyde đối với sức khỏe con người diễn ra liên tục và có tính tích lũy.

Formaldehyde gây những triệu chứng cấp tính như kích thích gây cay niêm mạc mắt, đỏ mắt, kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổ; gây viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nổi mề đay; làm chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng… Khi tiếp xúc, hoặc ăn phải với một hàm lượng cao có thể gây tử vong (30 ml là liều lượng có thể gây ra chết người).

VOC

VOC là gì?

VOC là cụm từ viết tắt của Volatile organic compounds.  Nó là các chất hữu cơ ở dạng rắn hoặc lỏng có thể bay hơi một cách tự nhiên khi tiếp xúc với áp suất khí quyển tại nhiệt độ thường.

Tuy nhiên, cụm từ này thường dùng để nói đến hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại bay trong không khí xuất phát từ các sản phẩm do con người chế tạo, chẳng hạn như các dung môi toluen, xylene và dung môi thơm.

Trong các dây chuyền cung ứng quần áo và giầy dép, hợp chất này được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm hóa học. Một số VOC được sử dụng trong keo dính, sơn, lớp phủ vải và da, mực in lụa và da tổng hợp. VOC có thể tìm thấy như tạp chất trong nhựa sử dụng polystyrene dùng cho sản xuất khung plastic. Ngoài ra nó có thể được sử dụng trong các quy trình như vệ sinh khô, cũng như các thao tác hoàn thiện và khử mỡ hoặc vệ sinh.

VOC gây ô nhiễm môi trường

VOC gây hại cho sức khỏe con người thế nào?

Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng VOC gây hại đến sức khỏe con người. VOC dễ dàng trở thành khí hoặc hơi, và phơi nhiễm có thể xuất hiện khi hít phải. Chúng cũng có thể đi vào cơ thể khi nuốt phải thức ăn hoặc nước nhiễm bẩn, hoặc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với da.

Con người dễ bị dị ứng, đau đầu, chóng mặt, kích ứng mắt, run rẩy, lú lẫn hoặc bất tỉnh do phơi nhiễm ngắn hạn với mức VOC cao. Phơi nhiễm lâu dài với mức cao có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan bao gồm hệ thần kinh trung ương, gan và thận.

Theo báo cáo của Hiệp hội các bệnh về phổi ở Mỹ (American Lung Association), VOC ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp, làm các cơ bị yếu đi. Khi ở mức cao hơn mức phơi nhiễm nhất định, một số VOC có thể gây ung thư và tổn thương hệ sinh sản. Một số hóa chất được tìm thấy trong những dòng sơn không tốt đã gây tác hại xấu đến thai nhi.

Nguồn VOC thường gặp ở đâu?

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh của Mỹ thì 10% hợp chất gây ô nhiễm môi trường là do hàm lượng VOC từ trong sơn thải ra, là các hợp chất hữu cơ bay hơi thoát ra từ quá trình sơn (ngoại trừ nước), từ hai thành phần chính trong sơn là dung môi và chất phụ gia.

VOC có ở hầu hết các loại sơn như sơn dầu, sơn nội thất, ngoại thất, keo hồ, các sản phẩm chùi dọn, dung môi làm loãng sơn, xăng dầu… Khi bị cháy chúng sẽ bay hơi và có khả năng kết hợp với chất hữu cơ vô hại khác hoặc các thành phần phân tử khác trong không khí tạo ra những hợp chất mới gây ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính và gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người.

Một số đồ vật trong nhà chứa VOC

Tại Việt Nam hiện nay, nhiều loại sơn có tác hại xấu đến sức khỏe và môi trường sống vẫn đang được sử dụng. Những loại sơn có hàm lượng VOC cao như sơn dầu, sơn Polyurethane (PU), sơn Nitro Cellulose (NC)… Thậm chí, nhiều thương hiệu sơn có tên tuổi vẫn sản xuất những dòng sơn gốc dung môi gây độc hại và nguy hiểm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng VOC bên trong nhà có thể cao hơn 10 lần so với bên ngoài. Có thể tăng cao đến hơn 1.000 lần sau khi sơn một lớp sơn mới lên tường. Đây là vấn đề chúng ta nên lưu tâm khi có quyết định chọn mua sơn. Bên cạnh cái đẹp, yếu tố an toàn sức khỏe và thân thiện môi trường đang trở thành mối quan tâm hàng đầu hiện nay.